Tìm hiểu về Đạn AK47 (7,62x39mm) chi tiết, đầy đủ nhất| QUÀ TẶNG VỎ ĐẠN

Tìm hiểu về Đạn AK47 (7,62x39mm)

7,62×39mm M43 là loại đạn súng trường xung kích nổi tiếng do các kỹ sư Nicholai M. Elizarov và Boris V. Semin của Liên Xô thiết kế. Đạn được phát triển vào năm 1943, nhưng đã trải qua nhiều lần thay đổi, và được coi là chính thức hoàn thiện năm 1949. Tuy nhiên do nhiều biến động trong việc thay đổi xung hỏa lực, phải đến năm 1961, đạn mới thực sự hoàn thiện. Đạn đầu tiên được sử dụng cho súng CKC, AK-47/AKM, RPD, RPK và nhiều loại súng khác sau đó. Ngày nay đạn 7,62x39mm là loại đạn tiêu chuẩn trong rất nhiều lực lượng vũ trang. Đạn mạnh, đường đạn tốt, bền chắc, ổn định. Công nghệ làm đạn có phần phức tạp hơn công nghệ sản xuất các loại đạn khác, nhưng sau khi tự động hóa, đạn được sản xuất rất nhanh và rẻ, dễ sản xuất với số lượng lớn.
Viên đạn AK47

Giải thích tên gọi đạn 7,62×39mm

Trong cụm mã định danh 7,62×39mm M-43, "7,62" (mm) tuy hay được coi là đường kính đầu đạn, nhưng thực tế là tham số đường kính khớp nòng tiêu chuẩn, trong khi đường kính thực của đầu đạn chưa bắn là 7,92 mm. Chênh lệch 0,3 mm đảm bảo khi bắn, đầu đạn đi trong nòng sẽ ép chặt vào thành nòng, biến dạng và được ép khớp với các khương tuyến. Các khương tuyến đóng vai trò như những đường ray, nhưng không để dẫn hướng đầu đạn mà tạo ra độ xoắn được giới hạn trước cho đường đạn ngoài. Đầu đạn ép chặt vào thành nòng cũng đồng thời ngăn chặn sự rò khí thuốc phóng, tận dụng tối đa lực đẩy sinh ra do giãn nở khi thuốc phóng cháy trong buồng đạn.

Tham số "39" (mm) là chiều dài buồng thuốc phóng được làm tròn. Vào thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, kỹ thuật quân giới phát triển nhanh chóng. Bắt đầu với súng kíp nhồi đạn từ miệng nòng. Súng kíp, cũng như tiền thân của nó là các loại súng hỏa mai mồi thừng, súng hỏa mai đá lửa... chỉ chấp nhận đạn, thuốc và kíp rời, nòng trơn không có khương tuyến. Sau đó ở châu Âu xuất hiện đầu đạn được đóng gói cùng với thuốc phóng trong các ống giấy, với mục đích ban đầu chỉ là tiện lợi và giảm thời gian nạp đạn. Súng khai hậu ra đời là một bước đột phá cực kỳ quan trọng, dẫn đến sự thay đổi lớn trong thiết kế súng đạn về sau. Với đầu đạn, thuốc phóng và kíp (hay còn gọi là hạt lửa) được tích hợp với nhau thành đạn viên hoàn chỉnh (cartridge) bằng vỏ đạn. Vỏ đạn ban đầu là một ống giấy bồi hình trụ, có đế đồng, đường kính khớp với đường kính viên đạn.
Hình ảnh chi tiết Súng trường tự động Kalashnikov - AK47

Hình ảnh chi tiết súng tiểu liên AK47 của Liên Xô

Thông qua các tham số đường kính đầu đạn và chiều dài buồng thuốc phóng, có thể tính toán đơn giản hoặc ước lượng để tìm ra nhiều tham số quan trọng khác, như trọng lượng đầu đạn (do khi đó đầu đạn phổ biến là các viên chì đặc hình cầu được chuẩn hóa bằng gauge và bore), thể tích buồng thuốc phóng, khối lượng thuốc phóng cần thiết (thuốc súng đen)... Đạn viên hoàn chỉnh đi kèm với súng khai hậu có kim hỏa.

"7,62x39mm" là một ví dụ điển hình của cách định danh truyền thống, bao gồm các tham số đại diện là đường kính viên đạn và chiều dài buồng thuốc phóng. Tất nhiên, hai tham số này đã không còn là đại diện quan trọng nhất cho tính năng kỹ chiến thuật vô cùng phức tạp của một viên đạn hiện đại, trong khi một mẫu thiết kế đạn hoàn chỉnh ngày nay luôn bao gồm cả thiết kế nòng tiêu chuẩn.

M-43 là viết tắt của "Model obrazet 1943 - Mẫu thiết kế năm 1943".

7.62x39mm round.svg
bản vẻ kỹ thuật đạn AK47

Thông tin Tổng thể

Kiểu vỏ đạn: dạng côn, có rãnh móc đạn

Đường kính đầu đạn: 7,92 mm

Đường kính cổ vỏ đạn: 8,60 mm

Đường kính vai vỏ đạn: 10,07 mm

Đường kính vành đít vỏ đạn: 11,35 mm

Đường kính gờ đít vỏ đạn: 11,35 mm

Độ dày đáy vỏ đạn: 1,50 mm

Chiều dài vỏ đạn: 38,70 mm

Chiều dài toàn bộ viên đạn: 56,00 mm

Khối lượng viên đạn: 16,20 – 16,50 g

Khối lượng đầu đạn: 7,97 g

Thuốc đạn: 3 g SSNF 50

Sơ tốc đầu đạn: 715 m/s

Động năng đầu đạn ban đầu: 2019 J

Áp suất trong nòng tối đa: 355,00 MPa (51,488 psi)

Bước vòng xoáy trung bình: 240 mm (1:9,45)

Các loại đầu đạn 

Đạn 7,62x39 mm M43 có đầu đạn cầu đầu mềm có mũi đường đạn, thừa kế công nghệ "chống trên mũi nhọn" của các đạn súng trường chiến đấu Nga và Đức. Nó có phần đầu nhẹ, tâm khối lượng dồn về sau, tâm khí động phía trước.

Kết cấu đạn gồm 3 lớp: Phần lõi bằng thép hay vật liệu cường độ cao, thường là thép cứng. Lõi đạn vừa có tác dụng dồn tâm khối lượng về sau, vừa có tác dụng xuyên. Lớp bọc bên ngoài bằng kim loại mềm, thường là đồng, tạo nên mũi đạn. Lớp kim loại mềm vừa có tác dụng làm bền nòng, vừa có tác dụng giảm ma sát đối với không khí một khi tốc độ đường đạn ngoài thực giảm đều đến giai đoạn làm mất hiệu ứng "chống trên mũi nhọn". Giữa lõi và vỏ ngoài là một lớp chì mỏng.

Có bảy loại đầu đạn chính:

  • Đầu đạn thường (7-N-23, 57-H-231S, 57-N-231SL), thường được gọi là đạn xuyên. Đạn lõi thép có vỏ mềm, thường là đồng.
  • Đạn xuyên tăng cường (7-N-27), đường đạn giống như của đầu đạn thường và là đường đạn cơ bản dùng để tính toán thiết kế súng. Đạn xuyên mạnh chỉ khác ở khă năng xuyên cao hơn, có lõi wolfram hay vật liệu cường độ cao khác.
  • Đầu đạn cháy (57-Z-231), là đầu đạn chứa thuốc cháy, tự cháy khi xuyên vào trong mục tiêu. Đầu đạn cháy có khả năng xuyên mạnh là đầu đạn xuyên cháy (57-BZ-231). Đạn cháy hay xuyên cháy dùng cho các mục tiêu đặc biệt, thường không phổ biến. Trúng đạn này rất nguy hiểm, thường phải cắt bỏ nơi trúng đạn.
  • Đầu đạn vạch đường (57-T-231P/T-45, 57-T-231PM/T-45M, 57-T-231PM1/T-45M1) phun ra rất nhiều bột nhôm và magiê trong lúc bay, cháy sáng rực chỉ rõ đường đạn, dùng để hiệu chỉnh đường ngắm hoặc chỉ thị mục tiêu.
  • Đầu đạn thử áp lực cao (57-H-231V), đơn giản là đầu đạn nặng, đạn dùng để thử súng. Mỗi khẩu súng trước khi đến tay quân đội đều phải bắn khá nhiều đạn như vậy với vài chế độ bắn khác nhau.
  • Đầu đạn tầm ngắn (57-H-231, 57-H-231U). Đây là đạn có sơ tốc thấp dưới âm, đơn giản là đầu đạn rất nặng. Đầu đạn tầm ngắn tạo áp lực rất cao trong nòng, nhưng đầu đạn nhẹ hơn đầu đạn thử áp lực cao, tạo áp lực thấp hơn. Đạn tầm ngắn có đường đạn tồi, do quá khác đường đạn cơ bản mà khẩu súng thích hợp nhất. Tản mát xảy ra nhiều phấn lớn do tâm khí động và tâm khối lượng gần nhau, trọng tâm tiến liên phía trước làm cho đầu đạn ngoáy đảo mạnh. Đạn này chỉ có ưu thế giảm thanh khi sử dụng khí tài giảm thanh như PBS-1 cho AKM.
  • Đạn huấn luyện (57-X-231, 7Sch2, 57-N-231UCh), đạn không có đầu đạn, cổ vỏ đạn được dập khít vào nhau hình múi khế. Các súng có máy trích khí bắn loại đạn này, dòng khí thường thoát hết ra ngoài đầu nòng, không vào lỗ trích được. Có loại đạn huấn luyện có đầu đạn giả bằng vật liệu rất mềm xốp, có khả năng ép khí thuốc vào lỗ trích. Đạn huấn luyện khi bắn sát người có khả năng gây thương tích nghiêm trọng.

Quy định màu sắc các loại đầu đạn

Các viên đạn AK được sơn màu trắng, xanh, đỏ, đen... để xạ thủ có nhận diện các loại đạn khác như đạn xuyên giáp, đạn vạch đường...

- Không sơn thêm màu gì cả (đầu đạn có màu đồng gốc). Đây là loại đạn tiêu chuẩn.

- Đầu đạn có sơn màu xanh lá cây để chỉ đây là đạn vạch đường.

- Đầu sơn xanh và có dải màu đỏ: Đạn vạch đường và xuyên giáp.

- Đầu đạn có vạch màu đen: Đạn xuyên giáp.

- Đầu đạn sơn đen và có vạch màu xanh: Đạn cận âm, dùng cho súng giảm thanh.

Những viên đạn với đầu đạn màu trắng này là loạt đạn với đầu đạn rỗng, để không gây sát thương. Đầu đạn sẽ vỡ tan trong nòng súng khi bắn.

Đạn mã tử, Đạn hơi

Ngoài loại đạn thường thì còn có đạn hơi hay còn gọi là đạn mã tử  có cấu tạo như hình bên dưới

Nữ cảnh sát Mỹ né đường đạn của tài xế trong ôtô - Fanboy Tag

Hình dáng, kích thước giống với đạn AK thật nhưng không có đầu đạn.

- Đạn có chứa thuốc nổ, hạt lửa; khi bắn cho cảm giác thật về tiếng nổ, mức độ giật của súng…

QUÀ TẶNG VỎ ĐẠN
sưu tầm & tổng hợp

Bình luận